Thương vụ TikTok vẫn đang là tâm điểm nóng của giới truyền thông, khi quyết định từ chối Microsoft để đến với Oracle? Facebook có động thái mới khiến các nhà quảng cáo phải chú ý khi tuyên bố giảm số lượng quảng cáo trên Trang vào năm sau; Apple quyết định trì hoãn tính năng chặn theo dõi người dùng trên iOS 14; AR trở thành công cụ hot trong mùa dịch Covid-19… là các tiêu điểm mà advertisers & marketers nên quan tâm.
#1: TikTok từ chối lời đề nghị của Microsoft, muốn hợp tác với Oracle ?!
Sau khi nền tảng công nghệ TikTok gặp rắc rối với lệnh cấm tại Ấn Độ và Mỹ, thì Microsoft vào lúc đó có mong muốn mua lại TikTok. Cho đến ngày 14/9, công ty mẹ ByteDance, đã từ chối bán TikTok cho Microsoft, chọn Oracle làm đối tác kỹ thuật của TikTok. Theo giới truyền thông thì hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ rằng Oracle sẽ sở hữu một phần nhỏ cổ phần, cung cấp dịch vụ & công nghệ đám mây của Oracle để giải quyết những lo ngại của chính phủ Mỹ về bảo mật thông tin.
Việc TikTok và Oracle hợp tác với nhau khác so với nguyên tắc “thoát Trung” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó đã đề ra, phương án hợp tác này vẫn cần phải chờ sự phản hồi từ chính phủ Mỹ. Cho dù TikTok có hợp tác với Microsoft hoặc Oracle thì sự hợp tác này giống như cuộc chiến giữa “công nghệ” và “chính trị”.
Về mặt công nghệ, ban đầu chính phủ Mỹ yêu cầu Microsoft mua lại TikTok, đồng thời trong vòng 1 năm phải chuyển toàn bộ dữ liệu của người dùng sang Mỹ, nhưng nhiều nhà công nghệ cho rằng việc chuyển giao dữ liệu trong thời gian ngắn như vậy là nhiệm vụ bất khả thi. Ngoài ra, về mặt chính trị thì chính phủ Trung Quốc không muốn giao công nghệ AI và AR cho Microsoft sử dụng, và từ chối thẳng thừng lời đề nghị mua lại của Microsoft. Chúng ta hãy tiếp tục chờ xem chính phủ Mỹ trong thời gian tới sẽ có động thái gì đối với thương vụ hợp tác giữa TikTok và Oracle nhé.
#2: Chú ý !! Facebook giới hạn số lượng quảng cáo vào năm sau
Facebook đã thông báo rằng sẽ giới hạn số lượng quảng cáo tối đa bắt đầu từ tháng 2 năm 2021. Việc phân chia số lượng quảng cáo sẽ được chia thành 4 bậc như sau:
Ông Graham Mudd, phó chủ tịch tiếp thị sản phẩm quảng cáo của Facebook cho biết, với tốc độ phát triển không ngừng của machine learning và tối ưu hóa quảng cáo của Facebook, thì việc hạn chế số lượng quảng cáo sẽ giúp tăng hiệu quả máy học và giảm bớt chi phí quảng cáo; số lượng quảng cáo khi bị hạn chế trong tương lai sẽ có thể tối ưu hoá hiệu quả hơn cho hệ thống phân phối khi tiếp cận đối tượng mục tiêu.
#3: Hoãn tính năng chặn theo dõi người dùng trên iOS 14 đến đầu năm sau
Kể từ khi Apple công bố tính năng chặn theo dõi người dùng trên phiên bản mới của iOS 14 vào cuối tháng 6/2020 tại Hội nghị thường niên dành cho nhà phát triển WWDC (Worldwide Developers Conference), đã gây ra nhiều xáo trộn trong ngành quảng cáo kỹ thuật số.
Apple cho biết thời gian thực thi tính năng mới này theo kế hoạch ban đầu sẽ vào giữa tháng 9/2020 nay được kéo dài đến đầu năm sau, nhằm tạo điều kiện cho các nhà phát triển ứng dụng có thêm thời gian chuẩn bị cho các thay đổi sắp tới.
Tuy Apple không đưa ra thời gian cụ thể khi nào tính năng bảo vệ quyền riêng tư mới này sẽ có hiệu lực, nhưng đối với nhiều nhà phát triển và công ty phân tích dữ liệu di động có thể thở phào nhẹ nhõm vì có thêm thời gian điều chỉnh lại các phương thức kiếm tiền và thu hút người dùng.
#4: AR trở thành công cụ hot trong ngành bán lẻ & giải trí
Trong một bài viết vào tháng 3/2020 Nielsen đã nói rằng dịch bệnh Covid-19 là “chất xúc tác bất ngờ” cho sự phát triển của AR và VR. Nhiều ngành bán lẻ, phụ kiện thời trang và giải trí đã cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo trong thời gian dịch bệnh, nhưng đồng thời tạo cơ hội để các thương hiệu khám phá lợi ích công cụ AR/VR.
Theo một cuộc nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm nay, thực hiện bởi CommerceNext và công ty trải nghiệm khách hàng Exponea cho thấy, vào tháng 6/2020 có hơn 20% nhà bán lẻ Mỹ có ý định đầu tư AR/VR cho cửa hàng trực tuyến, đã tăng từ 8% so với thời điểm vào tháng 1/2020.
Trước khi dịch bệnh xảy ra, nhà bán lẻ đa phần sử dụng AR ở các cửa hàng truyền thống, như 3D body scanning, gương ảo thử quần áo, v.v. Khi diễn biến dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, nhiều cửa hàng truyền thống đã phải đóng cửa hoặc giảm bớt chi phí kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang thương mại điện tử, khám phá các khả năng có thể tận dụng của AR. Ví dụ: thương hiệu kính mát Bolle đã ra mắt trải nghiệm đeo kính trên Instagram, thông qua AR người dùng không chỉ thấy được mình trông như thế nào khi đeo kính, mà còn có khả năng lựa chọn tròng kính yêu thích.
Mặt khác, mức độ tương tác của người tiêu dùng với AR cũng tăng lên trong thời dịch Covid-19. Lượng người dùng mỗi ngày sử dụng filter trên Snapchat đã tăng 37% so với năm ngoái. Theo số liệu theo dõi hoạt động trên nền tảng AR trong Q2, được thực hiện bởi Camera IQ (nền tảng tiếp thị AR đầu tiên trên thế giới), cho thấy so với Q1 thì thời gian xem một trải nghiệm AR tăng 1.4 lần và thời gian tương tác với một trải nghiệm AR tăng 1.9 lần.
Giờ đây, AR được xem là một phần của sự đổi mới trong các kế hoạch truyền thông của các marketer. AR sẽ luôn mang đến khía cạnh thú vị & giải trí đến người tiêu dùng, nhưng nếu trải nghiệm vui tươi ấy không thể mang lại lợi nhuận hợp lý thì vẫn sẽ không được ưu tiên trong các kế hoạch của marketer.