YouTube vừa giới thiệu loại hình quảng cáo âm thanh, hướng đến các TA thích nghe background music trên YouTube; tiếp đến IG thực hiện cuộc cải cách giao diện lớn nhất từ trước đến nay, những thay đổi này có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng không? Google tuyên bố xóa bỏ rào cản với các trang web không thuộc AMP; cuối cùng là một tin vui khi Apple thông báo sẽ giảm thu phí xuống 15%.
#1: YouTube ra mắt loại hình quảng cáo audio mới
Bạn thích nghe nhạc, Podcast hơn cả xem phim không? Nếu là “có” thì xin chúc mừng bạn vì bạn nằm trong 15% người dùng thuộc kiểu tuýp đó. Ngoài 15% người dùng có xu hướng sử dụng “phát nhạc trong nền”, kể cả thích xem video, thì vẫn có 50% trong số họ sử dụng YouTube để nghe nhạc hơn 10 phút mỗi ngày; từ khóa tìm kiếm phổ biến trên YouTube thì cũng có đến 57% nội dung liên quan đến âm nhạc.
YouTube gần đây giới thiệu loại hình quảng cáo audio – được thiết kế hướng đến các đối tượng nghe nhạc trên YouTube, và thỉnh thoảng mới nhìn vào màn hình, hoặc đôi khi phớt lờ luôn các hiệu ứng hình ảnh. Quảng cáo audio phải có thời lượng từ 15 – 30 giây, có thể kết hợp với hình ảnh/video đơn giản. Trong quá trình thử nghiệm audio ad này, có hơn 75% chứng mình audio ad đã thực sự nâng cao nhận thức thương hiệu của người dùng đối với nhà quảng cáo. Điển hình là thương hiệu Shutterfly, sau khi tham gia vào quá trình thử nghiệm loại hình quảng cáo audio mới này, đã đạt được kết quả: mức độ yêu thích thương hiệu tăng 2%, mức độ gợi nhớ thương hiệu tăng 14%.
Ngoài ra, YouTube còn giới thiệu một phương pháp phân loại quảng cáo mới, giúp các nhà quảng cáo tiếp cận chính xác hơn các nhóm TA tiềm năng, bằng cách thông qua bảng xếp hạng âm nhạc Top 100 của các quốc gia, thể loại nhạc, tâm trạng và sở thích để thiết lập nên tổ hợp quảng cáo YouTube.
#2: IG với cuộc cải cách giao diện lớn nhất trong 10 năm
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng IG, đoán chắc bạn những ngày sử dụng gần đây có cảm giác không quen. Lần đầu tiên trong nhiều năm IG thiết kế lại giao diện trang chủ: tính năng “bài viết”, “thông báo” trước đây nằm ở dưới thì giờ đây đã được di dời lên trên góc phải; thay vào đó là 2 tính năng mới — “Reels” và “Shop”. Qua “cuộc cách mạng” thay đổi giao diện trang chủ thì ta thấy được những bước đi mà IG sắp tới sẽ chú trọng phát triển trong tương lai.
Tính năng “Reels” thực ra đã được thử nghiệm ở nước ngoài, thời lượng giới hạn để quay clip là 15 giây, được nhận xét là tính năng “copy lại” TikTok. Tính năng “Shop” thì tương tự với Marketplace trên Facebook, giao diện Shop sẽ hiển thị các sản phẩm được đề xuất cá nhân hóa.
Adam Mosseri, người phụ trách IG chia sẻ trên blog của mình rằng: “Cách người dùng tạo ra và thưởng thức văn hóa luôn thay đổi. Rủi ro mà IG phải đối mặt không phải là thay đổi quá nhanh, mà là không chịu thay đổi và trở nên không phù hợp. Chúng tôi rất hào hứng và tin rằng thiết kế mới mang lại một hình ảnh tươi mới, cần thiết cho IG, trong khi vẫn đảm bảo được giá trị cốt lõi về sự đơn giản.”
#3: Từ tháng 5/2021 các website không phải định dạng AMP cũng sẽ được ưu tiên đưa vào kết quả tìm kiếm của Google
Gần đây, Google đã đề xuất các thay đổi đối với các chỉ số xếp hạng tìm kiếm: trước đây vị trí này chỉ dành riêng cho các trang web tuân theo định dạng AMP, nhưng giờ đây Google sẽ nới lỏng các hạn chế để các trang web không thuộc định dạng AMP cũng có thể trở thành kết quả tìm kiếm ưu tiên trên điện thoại di động. Google cho biết công ty sẽ tiếp tục tập trung vào nội dung và chức năng của trang web và sử dụng điều này làm cơ sở xếp hạng. Nói một cách đơn giản, công nghệ AMP sẽ không còn được coi trọng và xếp ở vị trí hàng đầu nữa.
AMP (Accelerated Mobile Pages) là một dự án mã nguồn mở do Google phụ trách, nhằm mục đích tăng tốc độ tải trang, cải thiện trải nghiệm tìm kiếm trên thiết bị di động, từ đó giảm tỷ lệ thoát trang. Tuy nhiên nó không được các chủ sở hữu trang web đón nhận, với lý do là các trang AMP cần được lưu trữ trên Google. Điều này không chỉ làm giảm quyền kiểm soát của trang web, mà các dữ liệu của khách truy cập cũng phải chia sẻ với Google.
Tuy Google chưa nêu rõ mục đích của động thái này nhưng người trong ngành suy đoán rằng đây có thể là một chiến lược đối mặt với áp lực chống độc quyền. Xử lý các trang web khác nhau theo cách khác nhau bằng công nghệ AMP là một hành vi chống cạnh tranh mà Google độc quyền về lưu lượng truy cập.
Mặc dù Google nói rằng động thái này không có nghĩa là công nghệ AMP sẽ mất đi, vì đây là mã nguồn mở nên vẫn có thể hữu ích trong các lĩnh vực khác. Nhưng nhiều người cho rằng nếu không có sự hỗ trợ của lưu lượng tìm kiếm của Google, thì sự biến mất của AMP cũng chỉ còn là vấn đề thời gian.
#4: App Store giảm 15% phí đối với các nhà phát triển nhỏ
Khi các nhà phát triển đưa ứng dụng của mình lên App Store, nỗi đau lớn nhất của họ là phải trả tới 30% lợi nhuận cho Apple! Theo Apple, chia sẻ doanh thu được sử dụng để duy trì và vận hành nền tảng, đồng thời bao gồm nghiên cứu và phát triển công nghệ và chức năng liên quan, để các ứng dụng do các nhà phát triển có thể tiếp cận các App Store ở 175 quốc gia và khu vực trên thế giới.
Cách đây vài ngày, chính sách chia sẻ lợi nhuận của App Store đã có thay đổi lớn: Apple ra mắt “App Store Small Business Program”, nhằm vào các nhà phát triển nhỏ hoặc độc lập, những người liệt kê các ứng dụng trên App Store mỗi năm và có doanh thu không vượt quá 1 triệu đô la thì sẽ được giảm chi phí trả cho Apple từ mức tiêu chuẩn 30% xuống còn 15%.