- Vì sao thương hiệu nên tập trung phát triển nội dung video?
- Trong hình thức video thì video ngắn lại có ưu thế nổi trội hơn?
- Ai sẽ là kẻ có được miếng bánh to nhất trong thị phần video ngắn?
- 3 xu hướng chính được áp dụng trong video ngắn marketing
Vì sao thương hiệu nên tập trung phát triển nội dung video?
- 72% người tiêu dùng có xu hướng thông qua video (hơn là text) để tìm hiểu về một sản phẩm/dịch vụ mới. Video giúp truyền tải thông điệp hoặc tính năng của sản phẩm/dịch vụ một cách sinh động, trực tiếp hơn.
- 54% người tiêu dùng mong muốn thấy được nội dung video của thương hiệu. Khi người tiêu dùng quan tâm đến một thương hiệu cụ thể thì hơn một nửa trong số họ sẽ mong đợi những nội dung video thú vị liên quan đến thương hiệu ấy. So với quảng cáo dạng tĩnh như text ads, image ads… thì video ads sẽ có thể nhanh chóng khơi dậy sự quan tâm của người tiêu dùng hơn.
- 93% marketers đều đã từng đăng tải video trên mạng xã hội để thu hút khách hàng. Nội dung video của thương hiệu được sử dụng như là material trong các quảng cáo kỹ thuật số, hoặc được đăng tải trên website, social media… Trong số đó, đa số thương hiệu đều sử dụng social media là nơi thể hiện giá trị sản phẩm của chính họ thông qua những nội dung video, nhằm thu hút khách hàng một cách hiệu quả.
- Trên nền tảng social media thì loại bài đăng có sử dụng video dễ dàng thu hút người xem hơn. Trong tất cả loại hình bài đăng thì video có hiệu suất nổi bật nhất, với lượt xem trung bình hơn 48%; trên Instagram thì tỷ lệ tương tác của video đã tăng 49% so với các bài đăng thông thường. Bên cạnh đó, video cũng thuận tiện hơn trong việc lan tỏa và phổ biến, mọi người thường có xu hướng chia sẻ video nhiều hơn so với những loại hình khác.
Dựa vào những số liệu trên có thể thấy video là hình thức không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu, còn là vũ khí lợi hại giúp tăng cường kết nối thương hiệu sản phẩm/dịch vụ với người tiêu dùng.
Trong hình thức video thì video ngắn lại có ưu thế nổi trội hơn?
Vì thời gian chú ý ở thế hệ Z chỉ còn kéo dài từ 5-6 giây, nên các thương hiệu cần phải suy nghĩ kỹ càng bố cục nội dung của video để trong thời gian ngắn nhất có thể kể câu chuyện một cách cuốn hút người xem. Cũng chính vì thấy được xu hướng này, YouTube vào năm 2016 đã tung ra Bumper Ads (quảng cáo đệm) – loại video quảng cáo kéo dài 6 giây mà người xem không thể bỏ qua; theo báo cáo của Google được thực hiện vào năm 2017, trong tổng 122 chiến dịch bumper ads, có đến 70% đã thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu, với mức tăng trung bình là 9%.
- 68% mọi người sẽ thích xem video doanh nghiệp kéo dài trong vòng 1 phút
- 49% video doanh nghiệp kéo dài dưới 1 phút
- 66% quảng cáo video kéo dài dưới 30 giây
Ai sẽ là kẻ có được miếng bánh to nhất trong thị phần video ngắn?
- Giao diện
- TikTok khiến người dùng chìm đắm trong thế giới video ngắn khi bật app lên, mỗi lúc trượt xuống thì sẽ có video đề xuất khác hiện lên và cộng thêm chế độ fullscreen làm người xem “gây nghiện” và không thể dừng lại.
- Reels và Shorts thì người dùng phải trải qua vài bước mới có thể đi vào thế giới video ngắn. Hơn nữa, cả hai tính năng không phải là một ứng dụng chuyên biệt như TikTok, mà được tích hợp trên nền tảng có sẵn (Instagram, YouTube) nên có thể là một điểm trừ đối với những đối tượng ưa thích tiếp cận một thể loại nội dung hơn là nhiều thể loại.
- Thuật toán
- Thuật toán For Your Page của TikTok hoạt động dựa trên các tương tác của người dùng (ai và loại nội dung tương tác, thời lượng tương tác) thông tin video (các hashtag và bài hát tương tác) và cài đặt tài khoản (ngôn ngữ và vị trí thiết lập). Cũng chính vì thế mà nội dung video được người dùng tạo ra dễ lan truyền hơn nhiều so với Reels.
- Trong khi thuật toán Reels sẽ ưu tiên nội dung từ các tài khoản, loại nội dung mà người dùng hay tương tác nhất, chẳng hạn: nhà cửa, làm đẹp, nấu ăn.
- Shorts vẫn đang trong quá trình tối ưu hoàn chỉnh, nên YouTube chưa có công bố cụ thể nào về thuật toán hoạt động của Shorts.