Tiêu điểm 1: Trong thử nghiệm Meta Advantage, các sản phẩm quảng cáo tự động được tích hợp, ứng dụng Machine learning nhằm cải thiện conversion
Kỷ nguyên của các dịch vụ quảng cáo thông minh sắp đến? Tiếp nối mục tiêu đơn giản hóa các chiến dịch quảng cáo của Meta vào cuối năm ngoái, gần đây, Meta đã phát hành một tin tức nóng hổi về thử nghiệm dịch vụ quảng cáo, thông báo rằng họ sẽ ra mắt bộ Meta Advantage, tích hợp các chức năng quảng cáo tự động hiện tại bao gồm mở rộng nhóm đối tượng quảng cáo tương tự – Lookalike audience, quảng cáo ứng dụng tự động và các chức năng quảng cáo tự động khác. Điều này giúp nhà quảng cáo khắc phục việc nhắm mục tiêu đối tượng không chính xác và giảm hiệu quả quảng cáo theo chính sách bảo mật của iOS. Các sản phẩm chủ yếu có thể được phân loại thành: các chức năng cụ thể giúp nâng cao cài đặt thủ công và các sản phẩm cho phép nhà quảng cáo tự động hóa toàn bộ quy trình thiết lập cũng như các chiến dịch của họ.
Ngoài các đối tượng trên, quảng cáo cũng là một trong những mục được hệ thống tự động tối ưu hóa. Bên cạnh đó, những gì người dùng có khả năng quan tâm nhất cũng sẽ được hệ thống dự đoán nhằm hiển thị các phiên bản quảng cáo được cá nhân hóa.
Meta cũng thông báo rằng sản phẩm mới thứ sáu sẽ được bổ sung vào cuối năm – Chiến dịch mua sắm, với thiết lập thủ công tối thiểu và toàn bộ công nghệ machine learning để cải thiện kết quả chuyển đổi (conversion).
Hai ông lớn ngành quảng cáo kỹ thuật số luôn theo đuổi tự động hóa. Từ việc đổi tên Google Ads vào năm 2018 để cố gắng đơn giản hóa các sản phẩm quảng cáo của mình và cập nhật các chiến dịch quảng cáo có hiệu suất cao nhất, đến việc Facebook hướng tới trải nghiệm quảng cáo dựa trên kết quả (ODAX) và triển khai các tính năng tự động, Các nhà cung cấp hệ thống đang tích cực tối ưu hóa cài đặt của các sản phẩm quảng cáo, giảm sự nhầm lẫn và lạm dụng của nhà quảng cáo cũng như quản lý các hoạt động tiếp thị. Họ mong muốn sử dụng các thuật toán của riêng mình và các chức năng tự động hóa mới để giúp các nhà quảng cáo đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng và nắm bắt các cơ hội kinh doanh một cách thức thời. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các nhà quảng cáo lo ngại về việc mất kiểm soát, thiếu minh bạch, v.v…
Mặc dù sự ra đời của trí tuệ nhân tạo đã trở nên hiển nhiên, nhưng tương lai của thị trường quảng cáo lập trình sẽ đi về đâu? Hành trình này cần phải được theo dõi và cập nhật sát sao.
Nguồn: Meta Is Consolidating Its ML-Powered Ad Offerings Into One Portfolio
Tiêu điểm 2 | : Bản tin Instagram: “Yêu lại từ đầu”! Các bài đăng sẽ được sắp xếp theo thời gian và mở cho tất cả người dùng ở Mỹ gắn thẻ sản phẩm
Instagram đã lắng nghe tiếng nói của người dùng? Khi mới ra mắt, Instagram đã sắp xếp các bài đăng của bạn bè theo “thứ tự thời gian”; hiện tại, hệ thống đã chuyển sang phân loại bài đăng theo “thuật toán”, và ngoài các bài đăng của bạn bè, các nội dung bổ sung do hệ thống đề xuất sẽ xuất hiện, khiến một số Người dùng phàn nàn rằng Instagram “không còn minh bạch”. Mới đây, Instagram đã thông báo rằng họ sẽ triển khai tùy chọn sắp xếp bài đăng hoàn toàn “không thuật toán”. Thay đổi này giúp người dùng khám phá sản phẩm và thương hiệu dễ dàng hơn.
Ngoài việc điều chỉnh thuật toán, Instagram cũng mở cửa cho tất cả người dùng ở Mỹ đánh dấu sản phẩm trong bài đăng và thêm tính năng “Lập lịch trình (Scheduled), giúp thương hiệu và những người có ảnh hưởng dễ dàng quảng bá các sự kiện trực tiếp của họ hơn.
Instagram đã đưa ra các tùy chọn sắp xếp bài đăng mà không cần thuật toán, đó là “Đang theo dõi (Following)” và “Yêu thích (Favourite)”. Khi người dùng chuyển sang feed thường, Instagram sẽ sắp xếp tất cả các bài đăng của các tài khoản được theo dõi theo thời gian; khi người dùng chuyển sang dạng sắp xếp trên, tường sẽ hiển thị nội dung của các tài khoản được người dùng đánh dấu là yêu thích, đồng thời chúng cũng được sắp xếp theo thứ tự đăng (hiện tại, người dùng có thể thêm tối đa 50 tài khoản vào danh sách yêu thích). Điều đáng chú ý là người dùng không thể đặt bất kỳ tùy chọn nào làm mặc định, nghĩa là mỗi lần mở ứng dụng, người dùng phải chuyển đổi theo cách thủ công, nếu không, Instagram feed sẽ duy trì phiên bản có sự can thiệp của thuật toán. Trên thực tế, Meta đã làm điều tương tự trên Facebook, nhưng hầu như không ai sử dụng nó.
Ngoài ra, Instagram đang cố gắng mở hoàn toàn chức năng gắn thẻ sản phẩm. Trước đây, chỉ tài khoản Creators mới có thể gắn thẻ các mặt hàng có thương hiệu trong bài đăng. Hiện tại, Instagram đã chính thức thông báo rằng tất cả người dùng ở Mỹ đều có thể sử dụng tính năng này. Bản cập nhật này có thể giúp người dùng tìm thấy sản phẩm họ cần dễ dàng hơn, đồng thời có thể tăng khả năng hiển thị sản phẩm và khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Miễn là thương hiệu đã mở tài khoản trên Instagram Shop và tải lên danh mục sản phẩm, người dùng có thể đánh dấu sản phẩm; phía thương hiệu sẽ được thông báo khi người dùng gắn thẻ.
Nguồn: Instagram Launches Algorithm-Free Feed Sorting Options to All UsersInstagram expands its product tagging feature to all US users
Tiêu điểm 3: Bản tin Video streaming: Netflix thông báo mua lại nhà phát triển Game, tích cực thâm nhập thị trường trò chơi di động; YouTube tăng cường dịch vụ AVOD, người dùng có thể xem 4000+ nội dung phim miễn phí
Video streaming không ngừng phát triển! Gần đây, những ông lớn trong ngành như Netflix và YouTube đã có những điều chỉnh thú vị trong chiến lược hoạt động của mình. Netflix đã mua lại nhà phát triển trò chơi Next Games và đang tích cực tham gia vào lĩnh vực trò chơi. Phía YouTube thì tăng cường dịch vụ AVOD (Advertising-Based Video on Demand) bằng cách ra mắt hơn 4000 phim điện ảnh và truyền hình dài tập miễn phí cho người dùng.
Netflix rất tham vọng và thị trường trò chơi di động không ngừng vận động. Đầu tháng 11 năm ngoái, hãng đã tung ra 5 trò chơi, bao gồm các tác phẩm được chuyển thể từ series Netflix Original “Stranger Things”. Vào đầu tháng này, Netflix thông báo thêm rằng họ sẽ mua lại nhà phát triển trò chơi Phần Lan Next Games với giá 72 triệu đô la Mỹ.
Có thể thấy trước rằng Netflix sẽ tung ra nhiều sản phẩm game dựa trên các tác phẩm điện ảnh và truyền hình hơn trong tương lai, cùng lúc thu hút được cả 2 đối tượng là những người hâm mộ phim truyền hình trung thành và những người chơi game di động. Netflix đang mở rộng ra bên ngoài sản phẩm phim ảnh, tại sao? Mọi thứ có thể đều nhắm vào mục tiêu tăng doanh thu.
Mặc dù Netflix đã tạo ra bùng nổ tăng trưởng người dùng, nhưng sự tăng trưởng này đã dần suy yếu và tốc độ tăng trưởng của người dùng tích cực cũng đã giảm xuống, thậm chí còn thấp hơn dự kiến. Trong khi đó, thị trường video phát trực tuyến đang trở nên cạnh tranh hơn và Netflix đang chi nhiều kinh phí hơn để phát triển nội dung gốc. Đường cong doanh thu chững lại nhưng chi phí vẫn tiếp tục tăng khiến Netflix phải thu nhiều hơn từ người dùng hiện tại, chẳng hạn như thông báo bắt đầu chiến dịch khai trừ “account sharing” (dùng chung tài khoản) vào tháng 5, có vẻ như mọi nỗ lực đều được thực hiện để tăng doanh thu .
So với SVOD (Subscription Video on Demand) có doanh thu dựa trên đăng ký của Netflix, YouTube sẽ tập trung hơn vào cơ chế hoạt động “xem quảng cáo để miễn phí nội dung chính” (AVOD), thông báo rằng họ sẽ cung cấp hơn 4.000 nội dung video miễn phí trong đó có trọn bộ chương trình truyền hình “Hell’s Kitchen” trên nền tảng Collections và khoảng 1500 bộ phim điện ảnh.
Một số người trong ngành cho rằng YouTube cố gắng nâng cao mức độ tương tác của người dùng và mức độ gắn bó của nền tảng thông qua video và âm thanh chất lượng cao, điều này cũng sẽ làm tăng đáng kể số lần hiển thị quảng cáo. Đây là một trong những nỗ lực của YouTube để cạnh tranh về lưu lượng truy cập với TikTok. Dù là mục đích quảng cáo hay xây dựng cộng đồng, nội dung âm thanh và video là một điểm nóng mà các chủ thương hiệu không nên bỏ qua.
Nguồn: Developing Games Around the World: Netflix to Acquire Next Games
YouTube is Taking on Over-The-Air TV with Nearly 4,000 Free Episodes of TV
Tiêu điểm 4: Bản tin Podcast: Thị trường quảng cáo đang trở nên độc quyền và cạnh tranh rất khốc liệt! | Apple củng cố hệ thống đăng ký, Spotify gia nhập Blockchain
Thị trường quảng cáo âm thanh tại Mỹ đang có dấu hiệu hợp nhất và các nhà cung cấp nền tảng Podcast đang tích cực triển khai. Một năm trước, Edison Research đã chỉ ra rằng nếu các nhà quảng cáo muốn tiếp cận 50% người nghe podcast hàng tuần, họ cần đặt quảng cáo của họ trên 7 nền tảng khác nhau. Tin tức mới nhất chỉ ra rằng bây giờ chỉ cần 4 nền tảng để tiếp cận một nửa số khán giả. Từ đây, có thể thấy thị trường kinh tế âm thanh của Mỹ đang dần trưởng thành, thậm chí có thể phát triển thành độc quyền như các ngành công nghệ khác trong tương lai.
Thị trường liên tục tăng trưởng, và các nhà cung cấp nền tảng không thể lơ là. Trong số đó, Apple, vốn có lợi thế về các ứng dụng gốc trên điện thoại di động, gần đây đã tập trung vào việc tăng cường nội dung của các dịch vụ dựa trên đăng ký. Ngoài việc tối ưu hóa trang backend dashboard của Apple Podcast Connect để giúp người sáng tạo theo dõi trạng thái kênh và người theo dõi, hãng này cũng ra mắt dịch vụ Jump Start để người sáng tạo hướng dẫn tạo nội dung, nhằm thu hút đăng ký và tăng doanh thu thông qua các chương trình chất lượng cao. Tuy nhiên, hệ thống kiếm 30% lợi nhuận từ Apple Podcasts trong năm đầu tiên vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ kênh. Ngoài ra, người dùng Mỹ vẫn sử dụng Spotify làm nền tảng chính, ngay cả khi có thể phân tích nhiều dữ liệu khán giả hơn, nhưng với giả thiết là lượng dữ liệu không đủ, thì động thái của Apple có thể chỉ giới hạn ở việc giúp ích cho người sáng tạo.
Mặt khác, người dẫn đầu là Spotify, đã phản công bằng một bước tiến: tham gia vào thị trường blockchain và NFT, cũng như tuyên bố vào giữa tháng này rằng họ muốn tuyển dụng những tài năng quen thuộc với công nghệ Web 3.0, cho thấy một bố cục phù hợp với xu hướng phân quyền và “bán lẻ bản quyền” trong ngành văn học nghệ thuật. Ngoài ra, theo Bloomberg, ứng dụng âm thanh phát trực tiếp Greenroom sẽ được đổi tên thành Spotify Live và chuyển sang chương trình chính. Nhiều hành động khác nhau cho thấy Spotify áp dụng chiến lược dẫn đầu thị trường để thu hút nhiều người dùng hơn và mở rộng nhu cầu thị trường thông qua đổi mới về công nghệ và cải tiến sản phẩm. Nói cách khác, sức cạnh tranh trên thị trường âm thanh rất khốc liệt, và sự phát triển trong tương lai rất đáng được quan tâm.
Nguồn: Can Podcast Nets Help Themselves By Helping Each Other? Podcasters, get ready to find out how many followers you have on Apple Podcasts Spotify is reportedly moving live audio conversations to its main app